- Tin tức trường
- Thông tin - Thông báo
- Tin giáo dục
- Hoạt động giáo dục
- Tài chính
- Góc giáo viên
- Tin tức Sở giáo dục và đào tạo
- Tin tức Phòng giáo dục và đào tạo
- Hoạt động Đoàn thể
- Thông điệp
- Thư viện trực tuyến
- Tài liệu - Văn bản
- Tài liệu trường
- Mẫu Văn bản - Giấy tờ
- Góc sáng tạo
- Góc học sinh
- Sáng tác học trò
- Gương người tốt việt tốt
- Hoạt động khác
- Tư vấn nghề
- Hướng nghiệp
- Hội khuyến học
- Hội cha mẹ học sinh
- Hoạt động dạy và học
- Hoạt động ngoài giờ
- Tài nguyên
- Góc thư giãn
- Thi đua hai tốt
- Danh bạ
- Thành tích học sinh
- Thành tích nhà trường
- Thành tích CBGVNV
- Các tổ chức trong nhà trường
- Hội đồng sư phạm
- Ngữ văn
- Giới thiệu trường THCS Lý Tự Trọng
- Tổ chức
- Cơ cấu tổ chức
- Trang thiết bị
- Toán - Tin
- Toán
- Lý - Công Nghệ
- Vật lý
- Hóa học
- Hóa - Sinh
- Anh văn
- Ngữ văn - Giáo dục công dân
- Sinh học
- Tiếng anh
- Sử - Địa
- Lịch sử
- Thể dục - Nhạc - Họa
- Địa lý
- Văn phòng
- Âm nhạc
- Giáo án điện tử
- Mĩ thuật
1) Tiểu sử
Lý Tự Trọng quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều yêu nước sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn. Ông có đông anh chị em gồm : Lê Văn Đại, Lê Văn Tăng, Lê Văn Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy.....
Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Thái Lan,tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, ông bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi ông mới 17 tuổi.
Trong thời gian chiến tranh, các em ông gồm có Lê Văn Đại, Lê Văn Năng, Lê Văn Tăng đều đã trở về Việt Nam để tiếp bước chân ông hoạt động Cách Mạng và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng của nước nhà, những người em còn lại của ông hiện vẫn sống tại tỉnh Nakhon của Thái Lan.Cụ Năng và cụ Tăng hiện đã mất, chỉ còn cụ Lê Văn Đại hiện vẫn sống khỏe mạnh cùng các con cháu tại Hà Nội. Hiện nay cụ đã được 94 tuổi và là một trong số ít những Đảng viên có trên 70 năm tuổi Đảng.
Nhà thờ Lý Tự Trọng được xây trên nền nhà tổ tiên của dòng họ Lê tại xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng là ngôi nhà của cụ Lê Văn Tăng.
Tên của anh đã được đặt cho tên của một giải thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho thanh niên. [2] Ngoài ra, tên của anh cũng được đặt cho nhiều trường học và con đường ở Việt Nam.
2) Câu nói
- "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng, con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác."